Hô gây ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và sự hài hòa của khuôn mặt. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này hiệu quả, bạn cần biết bản thân hô do hàm hay hô do răng. Hãy cùng tìm hiểu cách để nhận biết hô hàm và hô răng trong bài viết sau. 

1. Cách nhận biết, phân biệt hô hàm với hô răng

Tình trạng hô có thể xuất phát do xương hàm, răng hoặc là sự kết hợp của 2 tình trạng trên, cụ thể:

Hô do xương hàm

Hô hàm là tình trạng xương hàm (hàm trên, hàm dưới hoặc cả 2 hàm) phát triển quá mức. Dấu hiệu phổ biến để nhận biết hô do xương hàm là cười hở lợi, răng cửa bị chìa ra phía trước. Khi nhìn nghiêng sẽ thấy khuôn miệng chìa ra phía trước rất nhiều. Đặc biệt nếu bị hô quá nặng, nhiều người sẽ không thể khép chặt môi dù cơ môi đã thả lỏng. 

Hô do răng

Hô răng là tình trạng các răng trên cung hàm không mọc theo phương thẳng đứng mà có xu hướng mọc chìa ra ngoài. Đôi khi, các răng có thể mọc lệch, chồng chéo lên nhau gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.  

Hô do cả răng và hàm

Hô do cả răng và hàm là tình trạng môi trên thường không bao phủ được răng, cấu trúc xương của gương mặt cũng bị chênh lệch, gây ảnh hưởng thẩm mỹ nghiêm trọng. Đây cũng là trường hợp hô phức tạp, khó xử lý và cần nhiều thời gian điều trị hơn.

2. Nguyên nhân của hàm hô và răng hô

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hô răng và hô hàm như:

Di truyền

Những cấu trúc liên quan đến khuôn mặt, bao gồm cấu trúc răng và hàm đều mang những ảnh hưởng nhất định bởi yếu tố di truyền. Điều này có nghĩa, nếu ông bà, cha mẹ có răng hô, tỉ lệ đặc tính này di truyền đến các thế hệ tiếp theo là rất cao.

Thói quen xấu từ nhỏ

Các thói quen xấu như ngậm ti giả, mút ngón tay, đẩy lưỡi, thở miệng… đều không tốt cho sự phát triển của răng và xương hàm. Nếu duy trì trong thời gian dài, đặc biệt trong giai đoạn răng và xương hàm phát triển sẽ dễ khiến trẻ bị hô răng, hô hàm về sau.

Chế độ dinh dưỡng

Vào giai đoạn thay răng, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến việc mọc và phát triển răng. Nếu chế độ dinh dưỡng bị thiếu hụt canxi, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển cho xương khác, răng rất dễ bị mọc lệch, mọc chen chúc gây nên tình trạng hô. 

3. Hệ quả của hô răng và hô hàm

Dù do bất kỳ nguyên nhân nào thì hô do răng và hô hàm đều gây ra nhiều hệ quả như:

  • Khiến cho gương mặt trông mất cân đối, kém duyên. 
  • Gây khó khăn cho chức năng nhai cắn thức ăn, gián tiếp tác động xấu đến hệ tiêu hóa.
  • Ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.
  • Sai khớp cắn khiến cho đau khớp thái dương hàm, chấn thương mô mềm.

4. Cách điều trị hô hàm và hô răng

Tùy theo nguyên nhân và mức độ mà tình trạng hô có thể được điều trị bằng các biện pháp như:

Niềng răng

Niềng răng giúp điều chỉnh các răng mọc hô chìa về vị trí mới ngay ngắn và thẩm mỹ hơn, đúng tỉ lệ chuẩn khớp cắn. Hiện nay, có nhiều phương pháp niềng răng như: niềng răng bằng mắc cài kim loại truyền thống, niềng răng mắc cài sứ, khay niềng trong suốt,…  Trong đó, niềng răng trong suốt Invisalign hiện đang được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn.

Phẫu thuật hàm kết hợp niềng răng

Phẫu thuật thường được áp dụng cho những trường hợp nghiêm trọng, niềng răng không thể khắc phục được hoàn toàn. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đánh giá nên niềng răng trước hay phẫu thuật hàm trước nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Khi niềng răng tại Nha Khoa PT, bạn hoàn toàn có thể yên tâm bởi đội ngũ bác sĩ chỉnh nha tại đây đều có chuyên môn cao. Các bác sĩ chỉnh nha của Nha Khoa PT giàu kinh nghiệm qua nhiều năm, đảm bảo tư vấn đúng – điều trị toàn diện cho từng trường hợp riêng biệt. Bên cạnh đó, tại đây còn đa dạng phương pháp niềng răng, phù hợp với khả năng tài chính, độ tuổi và tình trạng răng của mỗi người.